Những con đường Khải Hoàn

Paris là một đô thị của những con đường khải hoàn. Tâm điểm con đường là Trục lịch sử- Axe historique. Nơi đây, người Pháp chào đón một năm mới cùng những sự kiện, lễ hội lớn nhất trong năm. Nơi đây ghi khắc, lưu dấu, tái hiện bao chiến thắng ngoạn mục, những đóng góp phi thường, tôn vinh khát vọng phát triển, thịnh vượng, hòa bình, nhân văn của nước Pháp. Vinh danh Paris, mặc khải  quyền năng của sự sáng thế, theo cách ngắn gọn, cô đúc, giàu hình ảnh và nhiều cảm xúc suy tưởng hơn, người đời  gọi đó là Kinh đô Ánh sáng.

1 (2)
Phải bay lên rất cao, hướng về các quận trung tâm ở phía Tây, thành phố hiện ra bởi tổ hợp rất nhiều đại lộ thẳng tắp, lớn, rộng, cổng chào đột khởi, các dãy nhà cân đối, ngăn nắp, đồng nhất, quảng trường hoành tráng, đường đi dạo lãng mạn, công viên kỳ thú, rừng cây xanh ngát, hoang sơ.

Giao cắt của những đại lộ, con đường lớn đã tạo hình rất nhiều vì sao, vệ tinh mà Place de l’Étoile là hành tinh trung tâm, nổi bật, hội tụ và lan tỏa. Khi gọi tên mỗi địa danh, chạm vào những hào quang này, người ta gặp lại, cảm thấy, thấu thị những sự kiện làm thay đổi trật tự thế giới, những con người từng kiến tạo nên những trang mới trong tiến trình phát triển của châu Âu và nhân loại. Hơn 3 thế kỷ qua, không chỉ khi bầu trời về đêm, thành phố lên đèn, trên trục lịch sử, từ mọi phối cảnh văn hóa, các con đường luôn bừng sáng, rạng rỡ, lấp lánh.

 

Place de l’Étoile – Quảng trường ngôi sao

1 (1)    DwJ-mGVWsAAXeWT

So với Quảng trường Charles-de-gaulle, tên gọi hiện nay, Place de l’Étoile là một di sản vật thể dễ nhìn thấy, gần với cái trực cảm, nó dẫn dắt, gợi mở cảm hứng về một không gian lớn rộng hơn trong mỗi bước đi, từng dịch chuyển và sự thay đổi.

Không ai có thể hiểu Paris khi chưa đi xuyên qua Trục lịch sử- Axe historique với hàng trăm cung điện, đền đài, khu vườn cổ tích bên dòng sông Seine huyền thoại.  Không ai có thể chứng tỏ là mình đã đến Paris khi chưa đặt chân đến 12 con đường lớn, các Đại lộ Grande Armée, Charles de Gaulle, Champs-Élysées, Foch, Victor-Hugo, Carnot, Wagram, Khải Hoàn Môn
Đó là các đại lộ mang tên Foch Carnot, Jean-Baptiste Kléber, François Séverin Marceau-Desgraviers, Lazare Hoche, những chiến tướng quả cảm trong đoàn quân Napoleon. Đó là con đường mang tên Grande Armée, đội quân, các tập đoàn quân hùng mạnh nhất được huy động trong lịch sử chiến tranh quân sự. Con đường Wagram – chiến thắng trận mạc của một thiên tài quân sự vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại, người đã tạo ra và là chủ nhân một đế quốc trải rộng khắp miền tây và miền trung của châu Âu. Đó là con đường mang tên  trận chiến Iéna, nơi mà Hegel nhận thấy sự cáo chung của thời “tiền sử” và xã hội loài người đã thúc đẩy tiến hóa tới “trạng thái đồng nhất, phổ quát”. Với đại lộ V. Hugo, đồng hành với nhà văn vỹ đại, mỗi người có thể tìm thấy từ mỗi con chữ để khai mở “cuộc hành trình từ ác đến thiện, từ bất công đến công bằng, từ giả đến thật, từ bóng tối đến ánh sáng”.

2001.67_o2        DSC02092 a        DSC02120a         DSC02121a

 

Cuối cùng, trên Con đường khải hoàn không thể quên Đại lộ Champs-Élysées. Mỗi năm, nơi đây tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng nhất của Paris, như Duyệt binh ngày 14 tháng 7, chặng cuối của cuộc đua xe  Tour de France… Champs-Élysées có nhiều cửa hàng, quán cà phê, rạp hát sang trọng, thu hút hơn100 triệu lượt du khách mỗi năm. Hơn thế, đúng như tên gọi từ xa xưa, từ cánh đồng Elysian, Élysées mở ra những tầm nhìn vượt thời gian để chạm tới thiên đường dành riêng cho những nhân vật anh hùng trong thần thoại.

 

Ngôi sao Haussman và di sản Haussmannian

0000000993L         hinh-18

Cách Khải hoàn môn không xa, nối dài theo đại lộ Friedland là Boulevard Haussmann, con đường mang tên KTS, người từng xóa bỏ, thay đổi và kiến tạo để Paris có dáng vóc, tầm vóc như ngày nay.

Cải tạo Paris thời Đệ nhị đế chế của Haussmann thực sự tạo nên Haussmannia, một di sản văn hóa khổng lồ. Đó là một đại công trình quy mô lớn, bao gồm việc phá hủy những khu phố thời trung cổ đông đúc, chật chội và không lành mạnh; xây dựng các đại lộ rộng lớn; công viên và quảng trường mới; mở rộng nội đô ra vùng ngoại ô và việc xây dựng các hệ thống ống dẫn nước, đài phun nước và cống mới.

Không nghi ngờ gì, giữa thế kỷ 19, trung tâm thành phố Paris vẫn giữ nguyên quy hoạch có từ thời Trung Cổ. Thành phố thể hiện sự tương phản giữa công trình kỳ vỹ, tượng đài xa hoa bên cạnh các khu nhà ổ chuột dột nát. Những con đường nhỏ hẹp gây khó khăn cho lưu thông và những ngôi nhà chen chúc trong các khu phố bẩn thỉu. Mật độ dân số một vài quận trung tâm lên tới gần 100.000 người trên một km².

Voltaire từng phàn nàn: Paris “được thiết lập trên những con đường hẹp, bẩn thỉu, ô nhiễm và hỗn loạn.” Ngày đó, thành phố thê thảm gần như những gì V.Hugo mô tả cường điệu trong các tác phẩm văn học của mình. Nếu đọc Balzac, người ta sẽ thấy hầu hết các nhân vật chỉ di chuyển trong khu nhà ở, hai hoặc ba con phố nhỏ.

Trong Lễ kỷ niệm 100 năm ngày mất của Haussmann, tại bảo tàng Orsay, một nhà sử học nói rằng: “Không có khả năng đi thẳng từ phía Nam đến phía Bắc thủ đô, cũng không có cách nào để đi từ Đông sang Tây. Người ta không ngừng bị ngáng chắn, vấp ngã, bởi khu ổ chuột, doanh trại hay những ngôi nhà, không phải lúc nào cũng đẹp,… vấn đề giao thông thật điên rồ! “. Paris cũng từng mắc dịch tả thảm khốc năm 1842 làm chết 19.000 người. Ngày xa đó, người dân, Haussmann, Napoleon III chỉ mong sao Paris “lưu thông phương tiện, lưu thông vốn, lưu thông không khí, lưu thông người dân… ”

franz-xaver-winterhalter-portrait-de-lempereur-napoléon-iii  Napoleon III and Maxilian of Mexico in the Tuileries Garden

Napoleon III và Quốc vương Mexico trong vườn Tuileries ( tranh William Bouguereau)

 

Vua Napoleon III là ” người đầy tham vọng, nghệ sĩ mơ mộng “. Từng sống ở Mỹ, Anh, Napoleon III rất ngưỡng mộ các quốc gia này bởi những đột phá tuyệt vời về kiến trúc, về kích cỡ, biên độ của những con đường rộng, công viên lớn, cuộc sống thì sạch sẽ, vệ sinh hơn rất nhiều.

Năm 1852, Napoleon III từng nói với mọi thần dân: “Paris là trái tim của nước Pháp. Chúng ta hãy nỗ lực để tôn tạo thành phố tuyệt vời này. Chúng ta hãy mở những con đường mới, làm cho các khu dân cư lao động có đủ không khí, ánh sáng và trở nên lành mạnh hơn. Hãy để mặt trời tỏa sáng đến mọi nơi trong từng bức tường của chúng ta ”

Napoleon III lựa chọn, giao nhiệm vụ cho Haussmann-“người có thể biểu đạt mọi ước muốn của ông thành hiện thực”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1852 đến năm 1870, thay vì quy hoạch từng khu vực và cải tạo dần dần, Haussmann đã nỗ lực thực hiện một đồ án tổng hợp và toàn diện. Trong 18 năm điều hành, Haussmann chi 2,5 tỷ francs, huy động 70.000 lao động.
Haussmann phá hủy Paris trước thế kỷ 17 như thể có một tình trạng khẩn cấp buộc phải làm như vậy. 117.000 căn bị phá bỏ, trong đó có chính tòa nhà nơi Haussmann sinh ra.

Có nhiều nhà văn đương thời khóc than:”Paris không còn nữa, thành phố thay đổi quá nhanh và nó giống như trái tim của một kẻ phàm tục, bệnh hoạn”. Haussmann đã “tàn phá Paris bằng súng máy “. Một người yêu thích kiến ​​trúc thời trung cổ như Victor Hugo cũng trở thành kẻ thù của sự… hủy diệt.

3 (10)

Gạt qua mọi trở lực, trong nỗ lực nâng cao chất lượng sống cho Paris, ưu tiên hàng đầu của Haussmann là hệ thống giao thông của Paris được hoàn thiện bằng việc xây dựng các trục Đông-Tây và Bắc-Nam xuyên thành phố và hoàn thành đại lộ vành đai. Boulevard thường là những đường vành đai rộng, có chức năng cải thiện môi trường, mang ánh sáng, không khí và cây xanh cho đô thị. Avenue là những đại lộ thẳng có chức năng thiết kế đô thị, kết nối các công trình mang tính biểu tượng. Các đại lộ, giao lộ cũng tạo nên nhiều quảng trường mới như ÉtoileLéon-BlumAlma hay Cộng Hòa  …

Tiếp theo hạ tầng giao thông là cải tạo, nâng cấp, làm mới 500km cống. Cấu trúc lại hệ thống dẫn nước cách xa thành phố được với hai nguồn nước suối để uống và nước sông để dùng cho vệ sinh. Haussmann viết lại: “Dưới lòng đất là một phần của thành phố lớn. Không có ánh sáng ban ngày,nó hoạt động như một bộ phận của cơ thể con người. Nước sạch, trong lành lưu thông và duy trì nhịp sống, các chất thải được lấy đi một cách cẩn trọng và không làm xáo trộn hoạt động tích cực của thành phố và không làm hỏng bề ngoài đẹp đẽ của nó ”

3 (8)  3 (6)    3 (7)

Những quy chuẩn kiến trúc Haussmann vẫn hiện tồn

Về kiến trúc, Haussmann áp đặt các quy định, tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về kích thước và trật tự của ngôi nhà, giới hạn chiều cao đồng nhất, kiến trúc cao tối đa là 6 tầng. Kiến tạo phối cảnh mới cho Paris, dự án khổng lồ của Haussmann đã xây hàng loạt công trình mới. Nhà hát Opera Paris, năm trường trung học, tái thiết và mở rộng Hôtel-Dieu de Paris, bệnh viện lâu đời nhất của thành phố, hoàn thành phần cuối cùng của Bảo tàng Louvre;  xây dựng các công trình tôn giáo như Nhà thờ Saint-Eugène (nay là Nhà thờ Saint-Eugène-Sainte-Cécile), Nhà thờ Chúa ba ngôiNhà thờ Saint-Ambroise và Nhà thờ Saint-Augustin; xây dựng cây cầu đường sắt đầu tiên băng qua sông Seine, xây dựng hai nhà ga đường sắt mới, xây chợ Les Halles,  xây dựng 34.000 tòa nhà, với 215.300 căn hộ chung cư mới…

Để “giải độc” cho thành phố, Haussmann thiết lập 1800 hecta công viên công cộng có quy mô lớn, 24 công viên nhỏ trong các khu dân cư  khắp Paris. Công viên Bois de Vincennes lớn nhất Paris. Công viên Boulogne mô phỏng Công viên Hyde ở London, rộng hơn gần 3 lần Công viên Trung tâm New York. Công viên Chaumont lấy cảm hứng từ Đền VestaTivoli, Ý . Công viên Buttes-Chaumont, được hoán chuyển từ một mỏ đá thạch cao thời Trung cổ, một kinh đô của chuột.

Hơn hai thế kỷ qua, Haussmannian là nguồn cảm hứng, và đã ảnh hưởng sâu sắc tới quy hoạch ở một số thành phố như Rouen, DijonAngers,LilleToulouseAvignonMontpellier,ToulonLyonNimes, Marseille và một số thành phố vệ tinh như Issy-les-Moulineaux hay Puteaux. Haussmannian cũng để lại dấu ấn rất rõ nét ở BrusselsRomeBarcelonaMadridStockholm, Istanbul, Cairo, Bucharest và các thuộc địa như Algiers, Việt nam.

Trước những di sản vỹ đại của Haussmann, giới quy hoạch thế giới nhìn nhận ông là người mở đường cho quy hoạch và xây dựng đô thị hiện đại, đặt nền tảng phương pháp luận và tiếp cận không gian đô thị như là đối tượng của khoa học ứng dụng, là người đầu tiên nhìn nhận các mối liên hệ cơ bản nhà ở, giao thông, chính trị. Cũng trong đồ án cải tạo Paris của Haussmann, lần đầu tiên chúng ta thấy một sự dịch chuyển từ quy hoạch thiên về thiết kế thị giác sang quy hoạch lấy kinh tế, xã hội và môi trường  làm trung tâm.

Paris có 6.000 đường, phố, đại lộ. Không tính các con đường trong rừng.

Tổng chiều dài: khoảng 1.700 km

Tổng diện tích: khoảng 26.500.000 m² (chiếm 25% diện tích không gian Paris)

382 đường công cộng cho người đi bộ hoặc hạn chế giao thông, dài khoảng 42,5 km, rộng khoảng 302.800 m2

10.750 giao lộ

479 quảng trường

1.558 giao lộ là quảng trường.

Đại lộ Foch, rộng nhất Paris: rộng 120 m.

1 (5)  La Résistance de 1814 ,  kỷ niệm cuộc kháng chiến của Pháp cùng với quân đội đồng minh trong cuộc chiến của Liên minh thứ sáu (điêu khắc Antoine Étex ) .

1 (8)
Hòa Bình- La Paix de 1815 , kỷ niệm Hiệp ước Paris (điêu khắc Antoine Étex )

1 (4)
Chiến thắng Alexandria, Ai Cập ngày 3 tháng 7 năm 1798

1 (9)
trận Arcole

2 (1)

Kim tự tháp kính của I.Pei, điểm khởi đầu của Con đường Khải hoàn

Khải hoàn môn Arc de Triomphe

Hệ thống hạ tầng ngầm TK19, tư liệu Bảo tàng Orsay

3 (9)

Một thiết kế của Kỹ sư Alphand một cộng sự đắc lực của Haussmann

Dấu ấn thay đổi của Paris trong các tác phẩm hội họa Ấn tượng của

4 (1)

Nhà hàng de la Sirène, Asnières của Vincent van Gogh (1887)

4 (2)

Cảng Marly của Alfred Sisley( 1872)

Cầu Argenteuil của Claude Monet( 1873 and 1874) và Bữa trưa trên cỏManet Edouard (1863)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này