Đàn bà, chiến tranh Lạnh và Nóng

 Ảnh

Ngày hôm nay, trên nhiều tờ báo Hàn Quốc đều xuất hiện hình ảnh bà cụ Jo Jang-geum, 81 tuổi, đã ngã xuống đất và nức nở. Tại trụ sở Hội chữ thập đỏ, bà vừa được biết mình là một trong số 400 người Hàn Quốc không có danh sách đoàn tụ với người thân trong đợt sắp tới. Ở cái tuổi gần đất xa trời, những giọt nước mắt của hy vọng đã thực sự tan vỡ trong tuyệt vọng.

Ngày hôm nay, sau 60 năm tạm ngưng tiếng súng, những sản phẩm điện tử công nghệ cao của Hàn Quốc có thể lên lỏi khắp thế giới. Những tàu phá băng hiện đại nhất của Hàn Quốc đang tiếp tục hành trình mới khám phá Bắc Cực. Trên sân khấu Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, các diễn viên múa đang quyến rũ thế giới bởi những bước nhảy có từ thời Silla xa xưa… Nhưng xót xa thay, những con chip tinh vi, những phương tiện nghiên cứu khoa học hiện đại hay những bước nhảy diệu kỳ cũng không thể giúp hàng triệu gia đình Triều Tiên vượt qua vỹ tuyến 38 để tìm lại những gì thân thương nhất.

Ảnh

 

Ảnh

Một góc Bức tướng Berlin. Dòng chữ có ghi: điều tốt nhất có thể…

 

Sau chiến tranh lạnh, có thể cụ bà Jo Jang-geum không có được “may mắn” như Christian Kerner một nữ giáo viên ở Berlin, nhân vật trong phim “Goodbye Lenin” của đạo diễn Wolfgang Becker. Bà Christian Kerner bất ngờ đột quỵ trước ngày Bức tường Berln sụp đổ. Các con bà làm tất cả mọi việc để tạo dựng nên chung quanh mẹ một ảo ảnh của quá khứ cộng sản… tươi… đẹp. Không lâu sau khi nước Đức thống nhất, Christian Kerner qua đời. Bà mang theo trong mình một… niềm tin … trọn vẹn về những… lý… tưởng … cao đẹp.

Nhưng cụ bà Jo Jang-geum còn hạnh phúc hơn vợ một người lính chỉ huy trưởng đồn biên phòng Hiền Lương những năm 60. Hàng năm cứ đến dịp 30-4 hay lễ lạt… thống… nhất, bà luôn ngắt, tắt hết ti vi, đài, báo. Chồng bà đã hy sinh thân xác, cuộc đời cho một cuộc nội chiến nồi da xáo thịt. Bản thân bà đã tự mai táng cho một niềm tin.

Ảnh

Một cụ bà đã quy tiên ngay trên vườn hoa Mai Xuân Thưởng………

 

 

Và so với những người đàn bà đang vất vưởng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, cụ bà Jo Jang-geum còn may mắn gấp triệu lần. Hàng chục năm qua, ngay trên lãnh địa của… bên thắng cuộc, những người đàn bà này đã nhiều nhiều lần dễ dàng vượt qua cầu Hiền Lương. Họ có một hành trình Bắc tiến. Họ bỏ nhà, bỏ chồng con, bỏ quê hương đi tìm công lý, đi tìm chiến thắng. Số phận của họ cũng xót xa, tuyệt vọng như Jo Jang-geum.

Ngày mai, rất có thể tên lửa hành trình và bom thông minh sẽ trút xuống Syria. Để tránh những kết cục bi thương như “đồng chí” Kadafi, những kẻ khốn nạn như Ác sát rất nên biết đường trở về với Mohamad. Dù chiến tranh có những diễn tiến thế nào  nhưng khốn thay, ở đâu đó trên mảnh đất Syria sẽ lại có thêm rất nhiều những người đàn bà như Christian Kerner, cụ bà Jo Jang-geum hay những người đàn bà đang vất vưởng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng.

Trên trái đất mong manh này, từ Việt Nam, Hàn Quốc, Đức hay Sirya, từ châu Á, châu Âu hay Trung Đông…những người đàn bà yếu đuối luôn không thể vượt qua những bức tường của chiến tranh, những dòng sông thù hận và những nhịp cầu khổ đau… Họ chỉ có thể lặng thinh, khóc hoặc bước sang thế giới khác theo những lối không khác nhau là mấy!

 

1 responses to “Đàn bà, chiến tranh Lạnh và Nóng

  1. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 29-8-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

Bình luận về bài viết này